Phòng và trị bệnh cho lươn

Một số bệnh ở lươn
Bệnh sốt nóng
- Do lươn nuôi với mật độ dày, lươn bị xáo động trong bể, quấn quýt vào nhau, dịch nhày tiết vào trong nước, lên men, độ nhớt tăng lên, làm nhiệt độ nước tăng lên, hàm lượng oxy giảm. Đầu lươn sưng phồng to, lươn chết hàng loạt.
- Phòng trị: Giảm mật độ nuôi, thay nước; có thể thả tạm vài con cá trê để chúng ăn thức ăn thừa; đề phòng lươn cuốn vào nhau, bảo đảm tốt chất lượng nước. Khi phát hiện bệnh dùng dung dịch sulphate đồng 0,07%, 5ml/m3 nước.
Bệnh tuyến trùng
- Do ký sinh trùng đường ruột gây ra. Tuyến trùng có màu trắng, dài khoảng 1cm, đầu bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành bào nang gây viêm ruột sưng đỏ. Nếu ký sinh với khối lượng lớn, lươn yếu, hậu môn sưng đỏ, sẽ chết dần.
Bệnh lở loét
- Bệnh do ký sinh trùng, vi trùng bám vào vết thương.
Trên mình lươn xuất hiện nhiều vết tròn, hình bầu dục. Da lươn bị lở loét, bơi lội khó khăn. Đầu lươn ngóc lên khỏi mặt nước, bệnh này thường xảy ra vào tháng 5-9.
- Trị bệnh: trước khi nuôi sát trùng bể bằng vôi. Khi mắc bệnh cần phun thuốc Streptomycin ở toàn bể, dùng 250.000UI/m3; dùng 0,5g Sulffamidine trộn vào thức ăn cho 50kg lươn ăn, mỗi ngày 1 lần, điều trị mỗi đợt 5-7 ngày; trực tiếp bôi thuốc tím vào vết loét.
Bệnh nấm thuỷ mi
Bệnh do ký sinh trùng trên mình và trứng lươn gây nên, thường xảy ra vào mùa xuân thu.
- Trước khi thả lươn, phải vệ sinh bể nuôi; hoà tan 100-150g vôi tưới khắp bể; ngâm lươn vào trong nước muối 3-5% trong 3-5 phút, ngâm trứng lươn vào dung dịch xanh Methylen 1/50.000 trong 10-15 phút, ngâm trong 2 ngày, mỗi ngày một lần; hoà Sodium bicarbonate với nước tỉ lệ 0,4%o, tưới khắp bể nuôi.
NTNN, 15/6/2004

Phòng và trị bệnh cho lươn
Lươn là loài sống chui rúc ở dưới bùn, chúng có sức chịu đựng cao ở ngoài thiên nhiên, nhưng khi nhốt vào nuôi với mật độ dày lươn dễ bị bệnh. Dưới đây là một số bệnh thường gặp và cách phòng trị.
1. Bệnh sốt nóng: Bệnh do nuôi với mật độ dày, dịch nhầy lươn tiết ra, lên men và khi nhiệt độ nước tăng lên hàm lượng oxy giảm. Lươn bị xáo động trong bể, quấn quýt vào nhau, dịch nhầy tiết vào trong nước, độ nhớt của nước tăng lên, đầu lươn sưng phồng to, lươn chết hàng loạt.
- Phòng trị: Giảm mật độ nuôi, thay nước, thả tạm vài con cá trê để chúng ăn thức ăn thừa đề phòng lươn cuốn vào nhau, bảo đảm tốt chất lượng nước. Khi phát hiện bệnh có thể dùng dung dịch Sulphate đồng 0,07%, mỗi mét khối nước, tưới 5ml dung dịch trên trong toàn bể.
2. Bệnh lở loét: Nguyên nhân thường do ký sinh trùng, vi trùng bám vào vết thương.
Triệu chứng trên mình lươn xuất hiện nhiều vết tròn hay hình bầu dục. Da lươn bị lở loét còn gọi là bệnh đóng dấu, nếu bị nặng đuôi lươn bị rụng đi, bơi lội khó khăn, đầu lươn ngóc lên khỏi mặt nước, bệnh này thường xảy ra vào tháng 5-9.
- Phòng trị: Trước khi nuôi sát trùng bể bằng vôi, vào mùa hay mắc bệnh cần phun thuốc Streptomycin ở toàn bể, dùng 250.000 UI/m2. Cứ 50 kg lươn dùng 0,5g SulFamidine trộn vào thức ăn cho lươn ăn, mỗi ngày một lần, điều trị mỗi đợt 5-7 ngày. Trực tiếp bôi Potassium permanganate (thuốc tím) vào vết loét.
3. Bệnh nấm thủy mi: Do mốc ký sinh trùng trên mình hay trứng lươn gây ra, thường xảy ra vào mùa xuân - thu, sợi hình bông bám vào lươn để hút dinh dưỡng.
- Phòng trị: Trước khi thả lươn vệ sinh bể nuôi, 100-150g vôi hòa tan tưới vào bể. Ngâm lươn vào nước muối 3-5% trong 3-5 phút, ngâm trứng lươn vào dung dịch xanh Methylen 1/50.000 trong 10-15 phút liên tục 2 ngày, mỗi ngày một lượt. Trộn nước và Sodium bicarbonate 0,4%o thành dung dịch tưới toàn thể bể nuôi.
4. Bệnh tuyến trùng: Do ký sinh trùng đường ruột gây viêm ruột sưng đỏ. Nếu ký sinh với khối lượng lớn, lươn yếu, hậu môn sưng đỏ, sẽ chết dần.
5.. Bệnh đỉa: Do đỉa bám vào phần đầu lươn gây ra để phá hoại mô bì hút máu lươn khiến cho vi trùng xâm nhập gây viêm nhiễm, lươn yếu, kém ăn, ảnh hưởng đến sinh trưởng của lươn. , hay dùng dung dịch Sulphate đồng nồng độ 100 ppm (25 kg nước + 2,5g Sulphate đồng) ngâm rửa 5-10 phút.
KHÁNH DƯƠNG (Báo Nông thôn ngày nay) - E-Nhân dân, 23/12/2003