Hiện trạng đa kháng trên vi khuẩn EDWARDSIELLA ICTALURI gây bệnh gan thận mủ trên cá tra PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS ở đồng bằng sông cửu long

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh không đúng qui định, không kiểm soát có thể làm tác động đến môi trường, hệ sinh thái của khu vực hoặc để lại dư lượng trong sản phẩm thủy sản và dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh trong các loài vi khuẩn gây bệnh trên cá (Aoki, 1988; Sarter và ctv., 2007; Dung và ctv., 2009). Nhiều nghiên cứu đã khẳng định tác động của việc sử dụng kháng sinh trong môi trường nuôi thủy sản sẽ tạo ra những chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh (Hansen và ctv., 1993; DePaola và ctv., 1995). Ở Việt Nam, hiện tượng kháng thuốc đã được một số tác giả ghi nhận trên vi khuẩn gây bệnh cũng như vi khuẩn trong môi trường nuôi cá, tôm (Dung và ctv.,1997; Van, 2005; Phuong và ctv., 2005 và Le và ctv., 2005, Sarter và ctv., 2007). Riêng đối với vi khuẩn E. ictaluri, tác nhân gây ra bệnh nhiễm trùng máu trên cá nheo (Italurus punctatus) và bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) gây thiệt hại lớn cho người nuôi do tăng tỉ lệ hao hụt và chi phí cho việc điều trị (Hawke, 1979, Crumlish và ctv.,2002).



Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã được thực hiện để đánh giá khả năng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn nguy hiểm này. Từ năm 1986, Waltman và Shotts đã kiểm tra sự kháng thuốc trên 118 chủng vi khuẩn E. ictaluri phân lập trên cá nheo bênh ở Mỹ với 37 loại kháng sinh. Kết quả cho thấy phần lớn vi khuẩn này nhạy với các thuốc thí nghiệm nhưng hơn 90% lại kháng với colistin và sulfamids. Đến năm 1993, Reger và ctv., cũng đã xác định các chủng E. ictaluri phân lập trên cá Nheo còn nhạy với enrofloxacin, gentamycin và doxycycline. Gần đây, Dung và ctv., (2008) xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của 64 chủng vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) cho thấy vi khuẩn đã có hiện tượng kháng thuốc đáp ứng với kháng sinh streptomycin, oxytetracycline và trimethoprim. Đặc biệt có 73% tổng số chủng đa kháng với ít nhất 3 loại kháng sinh và vi khuẩn này đã bắt đầu có hiện tượng kháng với nhóm quinolone như: flumequin, oxolinic acid và enrofloxacin.



Hiện tượng đa kháng thuốc kháng sinh đang là mối lo không chỉ của người nuôi mà còn đối với các nhà quản lý sức khỏe cộng đồng bởi nó không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe con người, nhất là các kháng sinh đã bị cấm. Chính vì thế mục tiêu của nghiên cứu là nhằm đánh giá tính kháng của các chủng E. ictaluri phân lập tại một số vùng nuôi ở ĐBSCL đối với một số loại kháng sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, xác định loại thuốc đặc hiệu để trị bệnh do vi khuẩn này trong những trường hợp cần thiết phải sử dụng kháng sinh.



Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá sự kháng của 50 chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ được phân lập trên cá tra (Pangasianodon hypothalamus) nuôi thâm canh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long từ 2007 đến 2009. Nghiên cứu được tiến hành làm kháng sinh đồ với 17 loại kháng sinh và xác định giá trị nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) với 4 loại kháng sinh bằng phương pháp pha loãng trong môi trường lỏng. Kết quả kháng sinh đồ cho thấy đa số vi khuẩn E. ictaluri nhạy với cefotaxime, nitrofurazole và giảm tính nhạy trên nhiều loại kháng sinh như cefazoline (2%), cefalexin (2%), neomycin (6%), amoxicillin + clavulanic acid (8%) và ampiciline (14%). Trong khi đó, đa số vi khuẩn đã kháng flumenquin, trimethoprim + sulfamethoxazol và kháng với enroflocxacin (93%), chloramphenicol (82%), streptomycin (80%). Kết quả xác định giá trị MIC cho thấy đa số vi khuẩn kháng cao với streptomycin với giá trị MIC90 ≥256μg/ml, chloramphenicol, enrofloxacine MIC90 (128μg/ml) và oxytetracyline với giá trị MIC90 (64 μg/ml). Đặc biệt, hiện tượng đa kháng đã tìm thấy 86% tổng số chủng kháng với ít nhất 3 loại kháng sinh. Kết quả này cho thấy cần thiết có nghiên cứu sâu hơn về cơ chế kháng thuốc và đánh giá sự trao đổi các genes kháng thuốc của các vi sinh vật trong môi trường nuôi cá tra thâm canh ở ĐBSCL.



Abstract



The purpose of this study to assess the in vitro susceptability of 50 Edwardsiella ictaluri isolates originated from Vietnamase freshwater catfish (Pangasianodon hypophhalmus) caused Bacillus Necrosis Pangasius (BNP) in the commercial catfish farms in the Mekong Delta from 2007 to 2009. All isolates were screened against 17 antimicrobial agent by disk diffusion method and were also tested for determination of minimal inhibitory concentration (MIC) to 4 antibiotics with method with broth dilution. The results show that none of isolates displayed resistant ability to cefotaxime, nitrofurazole. Majority of antimicrobial agents displayed indicating reduced susceptibility of a minority of isolates, namely cefazoline (2% of the total resistant strain), cefalexin (2%), neomycin (6%), amoxicillin + clavulanic acid (8%) và ampiciline (14%). Whereas, all isolates showed resistance to flumenquin, trimethoprim + sulfamethoxazol. Highly resistance was detected to enrofloxacin (93%), chloramphenicol (82%), streptomycin (80%). The results of MIC value were hightly in most of tested isolates. The aquired resistance were found streptomycin with an MIC90 ≥256μg/ml, chloramphenicol, enrofloxacin with an MIC90 128μg/ml, oxytetracyline (64μg/ml). Remarkably, multiresistance of E. ictaluri isolates were 86 % of the total resistant isolates to at least three antimicrobials. This results indicated the necessity for further research on resistant mechanism of pathogens and the transfer of antimicrobial resistant genes among environmental microflora in the intensive catfish farms in the Mekong Delta.