• Cá cảnh

    Hotline: 012.5800.5800

  • thiết bị nuôi

    hotline: 012.5800.5800

  • Giống thủy đặc sản

    Hotline: 012.5800.5800

  • Thuốc và hóa chất

    Hotline: 012.5800.5800

HỒ CÁ KOI ĐẸP


Ứng dụng biogas xử lý chất thải tôm nuôi siêu thâm canh

Hộ ông Trần Quốc Việt, ấp Tân Ánh, xã Phú Hưng đang thả nuôi 3 ao tôm nuôi siêu thâm canh, diện tích tương đương 5.000 m2. Ông sử dụng bạt trải đầm tôm có chiều rộng 8 m, chiều dài hơn 20 m và dùng máy ép tấm bạt thành hình ống để làm túi ủ biogas. Túi được đặt dưới ao xử lý chất thải. Một đầu được bịt kín, đầu còn lại đấu nối với ống nhựa có đường kính 140 mm dẫn đến khu vực ao đầm tôm nuôi siêu thâm canh.
Khi xi-phông, chất thải từ dưới đầm tôm siêu thâm canh được thông qua hệ thống lượt, tách phần xác tôm lột đưa ra ngoài phơi khô dùng làm phân, còn phần chất thải của tôm và thức ăn dư thừa được đưa về túi biogas để xử lý.
Với cách xử lý này, môi trường nguồn nước và môi trường không khí ở khu vực nuôi tôm siêu thâm canh của gia đình ông Trần Quốc Việt luôn được đảm bảo, đồng thời còn có nguồn khí gas phục vụ sinh hoạt.
Nếu không áp dụng quy trình xử lý chất thải bằng biogas chăn nuôi, chất thải của tôm nuôi siêu thâm canh được chứa trong khu xử lý chất thải lâu ngày với số lượng lớn, sẽ bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.
Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước Nguyễn Trúc Giang cho biết, hiện trên địa bàn huyện có khoảng 10 hộ dân đang áp dụng quy trình biogas trong chăn nuôi để xử lý chất thải tôm nuôi siêu thâm canh. Bước đầu đã phát huy hiệu quả nên ngành đang khuyến cáo các hộ nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng quy trình xử lý chất thải này nhằm góp phần bảo vệ môi trường nguồn nước trong nuôi tôm.
Cũng theo ông Trần Quốc Việt, dùng bạt trải đầm tôm làm để làm túi biogas, giá thành tuy có cao hơn so với cao su trắng bán trên thị trường, nhưng bù lại an toàn hơn, không sợ bị rò rỉ khí ga và thời gian sử dụng có thể kéo dài từ 3-5 năm.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, hầu hết các hộ dân nuôi tôm siêu thâm canh đang ứng dụng quy trình xử lý chất thải biogas, chủ yếu tự tìm tòi và lắp đặt nên nguy cơ rò rỉ khí ga trong quá trình sử dụng là rất cao, tiềm ẩn xảy ra cháy nổ hoặc ngộ độc khí gas là không nhỏ.
Đề cập vấn đề này, ông Nguyễn Trúc Giang cho biết thêm: "Để giúp các hộ nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn huyện nắm vững quy trình lắp đặt túi ủ biogas xử lý chất thải, hiện phòng NN&PTNT đang phối hợp với ngành chuyên môn cấp tỉnh hướng dẫn bà con nuôi tôm thực hiện đúng quy trình, góp phần hạn chế xảy ra tai nạn do khí gas rò rỉ trong xử lý chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh".
Việt Tiến 
Theo Báo Cà Mau

Quy hoạch nuôi tôm siêu thâm canh tập trung

Sau hơn 2 năm phát triển mạnh, đến thời điểm này, có thể khẳng định, nuôi tôm siêu thâm canh chính là yếu tố tạo đột phá để tỉnh thực hiện thành công kỳ vọng trở thành trung tâm lớn nhất vùng ĐBSCL và cả nước về ngành tôm. Tuy nhiên, để đạt và duy trì mục tiêu này một cách bền vững, lâu dài đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Trong đó, việc quy hoạch các vùng nuôi tập trung là xu hướng tất yếu.

Thu hoạch tôm siêu thâm canh ở xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi.
Thu hoạch tôm siêu thâm canh ở xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi. 
Trong 2 tháng đầu năm 2018, sản lượng tôm nuôi toàn tỉnh ước đạt 26.800 tấn, tăng 9,39% so cùng kỳ. Tín hiệu khả quan này có sự đóng góp to lớn của 1.165 ha nông dân và doanh nghiệp đang triển khai mô hình nuôi tôm siêu thâm canh. Tuy nhiên, theo nhận định của Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng: “Nuôi tôm siêu thâm canh sau hơn 2 năm phát triển mạnh đã bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức”.
Phân tán, nhỏ lẻ
Tuy mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế khá cao, song cũng như loại hình nuôi thâm canh trước kia, con tôm siêu thâm canh hiện nay chỉ được phát triển phân tán, nhỏ lẻ ở nhiều nơi trong tỉnh.
“Xu hướng phát triển thời gian qua đã để lại những khó khăn thách thức như vấn đề xử lý môi trường, thiếu vốn đầu tư, trình độ tiếp thu và ứng dụng công nghệ trong dân còn thấp, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu, đặc biệt nhất là điện phục vụ sản xuất của người dân”, ông Bằng cho biết thêm.
Điện là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định thành công của vụ nuôi. Tuy nhiên, hiện nay yếu tố này đang gặp khó khăn. Đầm Dơi là huyện có diện tích tôm siêu thâm canh lớn nhất tỉnh với trên 545 ha. Trước nhu cầu rất lớn của người dân về điện, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Chí Thuần kiến nghị ngành điện xem xét đầu tư thêm bình điện cho các hộ nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh trên địa bàn hoặc có chính sách cho người dân trả dần khi tự hạ bình.
Về nhu cầu đầu tư điện trên địa bàn tỉnh, qua rà soát của Công ty Điện lực, tổng nguồn vốn cần khoảng 1.000 tỷ đồng. Riêng lĩnh vực nuôi tôm công nghiệp hiện nay, toàn tỉnh có 3.757 hộ, trong đó chỉ có 263 hộ tự đầu tư được bình hạ thế. Như vậy, còn lại 3.494 hộ đang sử dụng chung với bình điện sinh hoạt và đang có nhu cầu đầu tư bình hạ thế.
“Nếu tính bình quân mỗi bình loại 25 kVA mức đầu tư khoảng 100 triệu đồng thì cũng cần trên 349 tỷ đồng để đầu tư. Đây là vấn đề vô cùng khó, ngành điện chỉ có thể cố gắng kéo điện tới người dân, còn trạm hạ thế thì bà con chia sẻ với ngành”, Phó giám đốc Công ty Điện lực tỉnh Cà Mau Thiều Văn Minh cho biết.
Không riêng về điện mà sự phát triển phân tán nhỏ lẻ như hiện nay dẫn đến ngân sách không thể đầu tư cùng lúc hạ tầng từ đường bộ cho đến thuỷ lợi. Điều này cho thấy, để nghề nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh mang lại hiệu quả và phát triển bền vững, cần phải quy hoạch khu vực tập trung với điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ để sản xuất khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao.
Dồn điền đổi thửa 
Mục tiêu tỉnh đề ra đến năm 2020 là kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 1,7 tỷ USD; năm 2025 là 2,8 tỷ USD và 4 tỷ USD vào năm 2030. Theo đó, tỉnh cũng đề ra mục tiêu đến năm 2025 diện tích tôm siêu thâm canh tập trung đạt 1.500 ha, năng suất bình quân 22 tấn/ha/năm và đến năm 2030 đạt 2.000 ha, năng suất bình quân 23 tấn/ha/năm.
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám bàn giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững ngành tôm Cà Mau ngày 2/3 vừa qua, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử khẳng định: “Đã đến lúc phải khép lại việc nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh phân tán mà phải theo hướng tập trung. Do đó, các huyện nhanh chóng quy hoạch khu vực nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh tập trung và có lộ trình thực hiện quy hoạch ấy. Chỉ có phát triển theo hướng tập trung mới đủ nguồn lực đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất cho người dân”.
Theo đó, phương pháp "dồn điền đổi thửa" là hướng đi mà tỉnh đang lựa chọn cho việc hình thành những vùng nuôi tập trung quy mô lớn.
Theo Đề án “Nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”, tỉnh phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 5 vùng nuôi tập trung thực hiện theo hình thức dồn điền đổi thửa và đến năm 2025 về cơ bản nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh của tỉnh đều thực hiện theo hình thức tập trung, không còn nuôi nhỏ lẻ, phân tán. Liên quan đến mục tiêu này, năm 2011 tỉnh cũng đã phê duyệt 3 dự án nuôi tôm thâm canh tập trung với tổng diện tích khoảng hơn 2.000 ha trên địa bàn TP Cà Mau và huyện Đầm Dơi. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các dự án này gặp rất nhiều khó khăn từ nguồn vốn đầu tư hạ tầng, tập quán sản xuất, sinh sống của người dân, không thống nhất được hình thức hợp tác giữa người dân với các doanh nghiệp… đã khiến các dự án phải tạm dừng.
Đó là bài học kinh nghiệm về công tác quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch sản xuất thời gian tới.
Để không vướng phải khó khăn như trước, ông Bằng cho biết, ngành sẽ nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, thủ tục pháp lý, các giải pháp phù hợp nhất nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai cũng như thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nuôi tôm. Đồng thời, sẽ triển khai thực hiện thí điểm công tác dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất tập trung quy mô lớn ở một số vùng, khi đạt kết quả mới tiến hành nhân rộng. Ngoài ra, sẽ rà soát lại các loại quỹ đất được quy hoạch phát triển nuôi tôm trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh, tạo cơ sở pháp lý trong việc cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Tạo điều kiện thuận lợi để mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nuôi tôm và mở rộng sản xuất với quy mô lớn theo hướng thành lập các doanh nghiệp xã hội, phát triển hợp tác xã kiểu mới. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ điều kiện nuôi để bảo vệ môi trường, an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y và an toàn sinh học… Đó cũng là những giải pháp mà ngành sẽ thực hiện quyết liệt trong thời gian tới để nâng cao chuỗi giá trị ngành tôm tỉnh nhà, đảm bảo hài hoà cả 3 mặt: kinh tế - xã hội - môi trường.
Nguyễn Phú 
Theo Báo Cà Mau

Hải sản 'khủng' tăng giá mạnh sau Tết

Nguồn tin: VnExpress, 22/2/2018 
Ngày cập nhật: 23/2/2018.
Sau Tết nhu cầu hải sản tăng cao, đặc biệt là hải sản cỡ lớn do nhiều gia đình đã ngán các loại thịt trong dịp Tết khiến hàng không ngừng tăng giá.
Cô Loan, người chuyên lùng mua hải sản "khủng" ở TP HCM cho biết, đầu năm gia đình muốn tìm mua mực lá loại một kg mỗi con và tôm mũ ni loại 2 con một kg, nhưng rất hiếm. “Tôi có hỏi cửa hàng hải sản quen nhưng họ báo phải 3 ngày nữa mới có, giá tăng 20% so với trước Tết. Nếu trước Tết tôm mũ ni loại 2 con một kg chỉ 1,5 triệu đồng thì nay lên khoảng 1,8 triệu đồng; mực tăng thêm 100.000 đồng lên 550.000 đồng một kg”, cô Loan nói.
Chuyên cung cấp hải sản cho các nhà hàng, anh Quỳnh tại chợ Hòa Bình (quận 5) cho biết, hiện giá tôm mũ ni lên tới 1,5 triệu đồng một kg loại 3 con nhưng anh không có hàng để giao. Với ghẹ xanh loại này mỗi ngày chỉ về được khoảng một tạ nhưng các nhà hàng cũng lấy hết sạch nên mấy ngày nay anh chỉ bán lẻ tôm sú loại 30 con một kg, giá 240.000 đồng.
Tôm hùm bông là loại được nhiều khách đặt mua đầu năm. Ảnh minh họa.
Là cửa hàng chuyên bán hải sản “khủng” ở quận Bình Thạnh, quản lý ở đây cho biết, nhu cầu trong và sau Tết tăng cao nên nhiều mặt hàng đã hết, chỉ còn một vài loại nhập khẩu. Tuy nhiên, giá các loại này cũng tăng mạnh so với trước Tết. Cụ thể, tôm hùm bông sống loại trên một kg có giá lên tới 2,5 triệu đồng, tăng 200.000 đồng; tôm hùm Canada loại 1-3kg, cũng tăng thêm 200.000 đồng lên một triệu đồng một kg….
Cũng xác nhận giá hải sản tăng mạnh đầu năm, anh Hạnh chủ cửa hàng ở Tân Bình cho biết, ngoài các loại tôm, mực thì giá cua, ghẹ sống biến động mạnh.
“Cua gạch loại 1 thu mua đã lên tới 900.000 đồng một kg nên khi bán ra tại cửa hàng giá đã tới cả triệu đồng. Tuy nhiên, hàng không dễ có, chỉ khách hàng thân thiết đặt trước mới có hàng. Còn với cua thịt, thay vì 380.000 đồng một kg thì nay lên tới 600.000 đồng”, anh Hạnh nói và cho biết, năm nay người tiêu dùng trong nước có nhu cầu mua cua thương phẩm nhiều. Mặt khác, Trung Quốc "ăn" hàng mạnh nên hàng trở nên khan hiếm và giá tăng cao kỷ lục.
Đối với ghẹ xanh Phan Thiết loại 4-5 con một kg thay vì 420.000 đồng thì nay lên 620.000 đồng. Cua king crab cũng tăng thêm 200.000 đồng lên 1,850 triệu đồng một kg loại 1,7-3kg một con.
Theo lý giải của các vựa bán hải sản, sở dĩ giá hải sản tăng cao là vì sau Tết nhu cầu tiêu dùng tăng, trong khi đó, lượng hàng đánh bắt còn ít nên giá tăng mạnh. Mặt khác, nhiều đơn vị cung cấp nguồn hàng sỉ vẫn chưa mở cửa làm việc nên lượng hàng cung ứng chưa đa dạng và dồi dào. Lượng hàng về các vựa thấp do nhiều tàu thuyền đánh bắt hải sản còn chưa ra khơi trở lại. Đặc biệt với các mặt hàng hải sản kích cỡ “khổng lồ”, ngày thường đã ít thì trong và sau Tết lại càng ít hơn.

Bên cạnh các loại hải sản có kích cỡ lớn giá tăng cao thì các loại hải sản nhỏ cũng leo giá. Theo đó, tôm sú tăng tới 40.000 đồng mỗi kg, nghêu lên 70.000 đồng một kg, tăng 30.000 đồng, cá lóc cũng tăng thêm 10.000 đồng lên 70.000 đồng một kg…

Cá 1 triệu đồng một con, người nuôi lãi lớn

Cá bớp, cá chim, cá mú nuôi gần 1 năm ở xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi kịp cung ứng thị trường tết, trung bình mỗi con cá giá khoảng 1 triệu đồng, giúp người nuôi thu lãi lớn, có tiền xuống giống vụ năm sau.

Cá bớp có giá 200.000 đồng/kg. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Cá bớp có giá 200.000 đồng/kg. Ảnh: NGUYỄN TRANG 
Sáng ngày 13-2 (nhằm 28 âm lịch), những hộ nuôi cá lồng bè trên biển tại xã Bình Đông (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đang xuất bán hết đợt cá cuối năm, chuẩn bị cho cái tết đầy đủ và xuống giống vụ năm sau.
Ông Đỗ Thanh Sơn (thôn Sơn Trà, xã Bình Đông) đang cân cá bán cho người mua từ nhiều nơi. Theo ông Sơn, giá cá bớp ở mức 200.000 đồng/kg, cá chim 180.000 đồng/kg, cá mú giá 300.000 đồng/kg, trung bình trọng lượng mỗi con cá khoảng 4-5kg/con, mỗi con cá bán ra có giá gần 1 triệu đồng/con.
“Giá cá ở mức cao vào thời điểm cận tết, giúp ngư dân bù chi phí tổn thất trong đợt mưa lũ vừa rồi và có tiền xuống giống cho vụ tới. Trung bình cá nuôi từ 8-12 tháng, vụ này tôi bán ra hơn 2 tấn cá, thu về 600 triệu đồng, trừ chi phí lãi ròng 200 triệu đồng” - ông Sơn nói.
Cá được nuôi lồng bè gần cảng biển. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Cá được nuôi lồng bè gần cảng biển. Ảnh: NGUYỄN TRANG 
Ông Sơn nuôi 18 lồng bè, gần 2.000 con cá, trung bình 120 con/lồng. Thức ăn cho cá nuôi chủ yếu là cá tạp tươi, rửa sạch, cắt nhỏ, cho ăn 2 lần/ngày, chính vì thế, cá bớp, cá mú, cá chim… luôn có chất lượng và mức giá bán cao.
Tương tự, ông Huỳnh Ngọc Thiên (thôn Sơn Trà, xã Bình Đông) thả 1.500 con cá bớp, nuôi 2 bè, 12 ô, mỗi lứa thu về 350 triệu đồng/lứa.
Khu vực xã Bình Đông hiện có hơn 30 hộ nuôi cá . Nhiều ngư dân sau khi thu hoạch cá cuối năm đã kịp xuống vụ giống mới.
Ông Huỳnh Minh Vương, đầu tư 12 lồng nuôi cá, hiện ông đã thả 1.500 cá giống mới. Ông Vương cho biết: “Cá giống đến 22.000 đồng/con, kích cỡ 14cm/con, lúc này mật độ thả khoảng 25 con/m², chờ đến lớn hơn sẽ phân chia vào các lồng. Năm nào sau khi thu hoạch, tôi cũng thả luôn giống mới để kịp bán tết năm sau. Ngay cả trong tết, ngư dân nuôi cá đều không được nghỉ ngày nào”.
Tương tự, ông Huỳnh Tấn Công, đầu tư 12 lồng, hiện đã thả mới 2.000 con. Ngư dân đang mong chờ cá được giá năm tới.
Nguyễn Trang 
Theo SGGP